top of page

Thông báo tình hình dịch hại tuần 01 tháng 01 năm 2025

 

BÁO CÁO: Tình hình sinh vật gây hại cây trồng

                     (Từ ngày 27 tháng 12 năm 2024  đến ngày 02 tháng 01 năm 2025)                     

 

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG   

1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia.

1.1. Các tỉnh Bắc bộ

Nhiệt độ:  Trung bình:17,50C;          Cao nhất: 24,80C;          Thấp nhất: 9,9 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 76 %;            Cao nhất: 87,6 %;          Thấp nhất: 62,5 %.

- Nhận xét: Trong kỳ, phổ biến có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù, trời rét, ban ngày trời nắng hanh. Vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

- Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 03-09/01/2025, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa, đêm và sáng trời rét. Từ ngày 07/01/2025, mây thay đổi đến nhiều mây, có mưa rải rác ở một số nơi. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

1.2. Các tỉnh Bắc Trung bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 18,2 0C;        Cao nhất: 23,2 0C;          Thấp nhất: 14 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 88 %;            Cao nhất: 98,5 %;          Thấp nhất: 77 %.

- Nhận xét: Từ ngày 27/12/2024 đến ngày 02/01/2025, các tỉnh phía Bắc khu vực phổ biến có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù. Riêng các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, đêm 27/12 có mưa rào và dông rải rác. Các tỉnh phía Nam khu vực có mưa rải rác. Trời rét.

- Dự báo thời tiết trong tuần tới: Từ ngày 03-  09/01/2025, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Từ ngày 07/01, mây thay đổi, có mưa rải rác ở một số nơi. Trời rét.

1.3. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB):

Nhiệt độ:  Trung bình: 23,2 0C;       Cao nhất: 25,1 0C;         Thấp nhất: 21,0 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 84 %;           Cao nhất: 93,9 %;          Thấp nhất: 69,9 %.

b) Tây Nguyên:                                                          

Nhiệt độ:  Trung bình: 19,50C;       Cao nhất: 27 0C;             Thấp nhất: 12,6 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 88 %;          Cao nhất: 93,9 %;          Thấp nhất: 82,6 %.

- Nhận xét: Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kéo dài, khu vực Đồng bằng trời mây thay đổi, có mưa vừa đến mưa to vài nơi, đêm và sáng sớm trời se lạnh. Khu vực Tây Nguyên, ngày nắng gián đoạn, rải rác có mưa rào và dông, đêm và sáng sớm có sương mù, trời rét. Nhìn chung, thời tiết tuần qua không gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ xuống giống vụ Đông Xuân; lúa vụ Mùa, cây công nghiệp, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển bình thường.

- Dự báo trong tuần tới:

+ Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 03-09/01/2025, khu vực phổ biến có mưa rào và dông vài nơi; riêng các tỉnh phía Bắc khu vực, từ ngày 03-04/01 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, trời rét về đêm và sáng sớm.

+ Tây Nguyên: Từ ngày 03-09/01/2025, khu vực có mưa rào và dông vài nơi, ban ngày trời nắng.

1.4. Các tỉnh Nam bộ         

Nhiệt độ:  Trung bình: 26,6 0C;       Cao nhất: 33,2 0C;          Thấp nhất: 21,1 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 80,3 %;        Cao nhất: 87,3 %;           Thấp nhất: 69,3 %.

- Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong phổ biến có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có nơi mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

- Dự báo trong tuần tới: 

+ Đông Nam Bộ: Từ ngày 03-09/01/2025, khu vực có mưa rào và dông vài nơi, ban ngày nắng trời nắng.

+ Tây Nam Bộ: Từ ngày 03-09/01/2025, khu vực có mưa rào và dông vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

2.1. Các tỉnh Bắc bộ

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

- Mạ chiêm xuân sớm

Gieo – 2 lá

1.052

- Lúa chiêm xuân sớm

Gieo - Mũi chông

1.102

- Cây ngô Đông

Phát triển bắp – Thu hoạch

70.116

- Cây rau

PTTL – Thu hoạch

164.632

- Khoai tây

Đâm tia - PT củ

6.678

- Cây cà chua

Phát triển quả - Thu hoạch

17

 - Cây hoa

PTTL – Nụ, hoa

2.558

- Cây ăn quả:

 

 

+ Cây cam, quýt

Chín – Thu hoạch

40.923

+ Cây xoài

Phát triển lộc

19.521

+ Cây bưởi

Chín - Thu hoạch

36.363

+ Cây nhãn

Phát triển lộc

37.750

+ Cây vải

Phát triển lộc

47.643

- Cây công nghiệp:

 

 

+ Cây chè

Thu hái búp-đốn

85.704

+ Cây sắn

Củ - Thu hoạch

68.172

+ Cây cà phê

Phát triển quả – Thu hoạch

20.468

+ Cây mía

Thu hoạch

10.136

- Cây lâm nghiệp:

 

 

+ Cây thông

Khai thác nhựa

366.658

+ Cây quế

Kinh doanh

128.237

+ Cây hồi

Kinh doanh

44.000

+ Cây bạch đàn

Phát triển – Kinh doanh

17.056

+ Cây tre, luồng vầu

Kinh doanh

4.137

2.2. Các tỉnh Bắc Trung bộ

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

- Lúa Đông Xuân sớm

Gieo - Mũi chông

6.192

- Ngô Thu Đông

Xoắn nón-trỗ cờ- PT bắp - Thu hoạch

31.602

- Ngô đông xuân

Mới gieo – 6 lá

1.025

- Lạc Đông

PT củ - Thu hoạch

2.337

- Lạc Đông Xuân

Gieo - Cây con

274

- Cây rau vụ Đông

Cây con - PT thân lá – Thu hoạch

23.696

- Khoai lang Đông

PT thân lá – PT củ - Thu hoạch

3.006

- Cây sắn

PT củ - Thu hoạch

21.379

- Cây mía

Tích lũy đường-Thu hoạch

33.949

- Cây cam, chanh

KTCB- Quả chín - Thu hoạch

36.828

- Cây cà phê

Phân hóa mầm hoa

3.716

- Cây cao su

KTCB - Kinh doanh

69.801

- Cây hồ tiêu

Quả non

3.405

- Cây chè

KTCB - KD

14.731

- Cây thông

KTCB-KD

94.627

- Cây keo, bạch đàn

KTCB – KD

393.142

- Cây luồng

KTCB – KD

82.333

2.3. Các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên

a) Cây lúa:

- Lúa vụ Mùa 2024: Diện tích đã gieo cấy 98.071 ha. Đến ngày 02/01/2025, đã thu hoạch được 87.211 ha, chiếm 89 % diện tích gieo trồng. Cụ thể:

Khu vực

Trà

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Đồng bằng

Sớm

Thu hoạch xong

0

9.202

Chính vụ

Chắc xanh - Thu hoạch

9.398

53.470

Tây Nguyên

Sớm

Thu hoạch xong

0

18.482

Chính vụ

Chín - Thu hoạch

1.462

6.057

Tổng cộng

98.071

- Lúa Đông Xuân 2024-2025:

Khu vực

Trà

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích gieo trồng (ha)

Đồng bằng

Sớm

Đẻ nhánh - Đứng cái

41.606

Chính vụ

Sạ - Mạ

82.163

Tây Nguyên

Sớm

Mạ - Đẻ nhánh - Đứng cái

17.101

Chính vụ

Sạ - Mạ

1.887

Tổng cộng

142.758

b) Cây trồng khác

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Ngô Mùa 2024

Thâm râu - Thu hoạch

69.473

Ngô Đông Xuân 2024-2025

Xuống giống - Cây con - PTTL

4.365

Đậu Mùa 2024

Chắc quả - Thu hoạch

31.221

Đậu Đông Xuân 2024-2025

Xuống giống - Cây con

2.479

Lạc Mùa 2024

Chắc quả - Thu hoạch

9.599

Lạc Đông Xuân 2024-2025

Xuống giống - Cây con

5.221

- Cây rau

Nhiều giai đoạn

42.186

- Sắn

 

162.496

Đồng Bằng

ĐX 2023 - 2024

Tích lũy tinh bột- Thu hoạch

17.332

Hè Thu 2024

Nuôi củ - Thu hoạch

29.830

Vụ Mùa 2024

Cây con - Phát triển thân lá

1.286

Tây Nguyên

ĐX 2023 - 2024

Thu hoạch xong

0

Hè Thu 2024

Nuôi củ - Thu hoạch

107.663

Vụ Mùa 2024

Cây con - Phát triển thân lá

6.386

- Cây ăn quả:

 

 

+ Thanh long

Chăm sóc - Thu hoạch

26.550

+ Sầu riêng

Chăm sóc - Phân hóa mầm hoa

81.256

+ Nho

Chăm sóc - Thu hoạch

881

+ Táo

Chăm sóc - Thu hoạch

1.122

+ Dừa

Nhiều giai đoạn

15.934

+ Cây có múi

Các giai đoạn

9.573

- Cây công nghiệp:

 

 

+ Chè

Chăm sóc - Thu hoạch

10.500

+ Mía

Nhiều giai đoạn

101.723

+ Cà phê

Thu hoạch - Chăm sóc sau TH

668.656

+ Tiêu

Nuôi quả - Chắc quả

74.683

+ Điều

Ra đọt non - Ra hoa

134.913

+ Cao su

Chăm sóc - Khai thác mủ

276.262

2.4. Các tỉnh Nam bộ

a) Cây lúa

- Lúa Thu Đông, Mùa 2024: Đã gieo sạ 939.506 ha/ 776.831 ha, đạt 121 % so với kế hoạch. Đến ngày 02/01/2025, đã thu hoạch 759.676 ha, chiếm 81% diện tích gieo trồng. Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Mạ

 

 

Đẻ nhánh

1.378

 

Đòng - trỗ

16.622

 

Chín

161.830

 

Thu hoạch

 

759.676

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

939.506/ 776.831

- Lúa Đông Xuân 2024-2025: Diện tích đã xuống giống 1.394.746 ha/ 1.428.558 ha, đạt 98 % so với kế hoạch. Cụ thể:

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

Diện tích đã thu hoạch (ha)

Mạ

248.092

 

Đẻ nhánh

650.070

 

Đòng - trỗ

317.432

 

Chín

138.654

 

Thu hoạch

 

40.498

Tổng cộng (Thực hiện/ Kế hoạch)

1.394.746/ 1.428.558

 

b) Cây trồng khác

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích hiện tại (ha)

- Cây rau

Nhiều giai đoạn 

89.473

- Cây ăn quả:

 

 

+ Cây dừa

Nhiều giai đoạn

175.883

+ Cây có múi

Nhiều giai đoạn

127.306

+ Cây xoài

Sinh trưởng

61.661

+ Cây chuối

Nhiều giai đoạn

61.231

+ Cây mít

PTTL, Nuôi quả, TH

62.182

+ Cây sầu riêng

Sinh trưởng, TH - chăm sóc

69.544

+ Cây nhãn

Chăm sóc, PTTL

26.724

+ Cây thanh long

Chăm sóc, PTTL

19.191

+ Cây chôm chôm

Chăm sóc, PTTL

18.664

- Cây công nghiệp:

 

 

+ Cao su

Chăm sóc, PTTL

514.862

+ Điều

Ra hoa, đậu trái

185.280

+ Sắn (Khoai mì)

PTTL, PT củ, thu hoạch

71.213

+ Tiêu

PTTL, nuôi trái

34.457

+ Cà phê

Nuôi trái, thu hoạch

22.819

+ Cây ngô (Bắp)

Nhiều giai đoạn

22.361

+ Cây mía

Mới trồng, PTTL, đẻ nhánh

14.709

c) Diện tích cây trồng bị ảnh hưởng trong vụ

Vụ

Diện tích bị thiệt hại và khắc phục (ha)

Nguyên nhân

Giảm NS 30-70%

Mất trắng (>70%)

Đã gieo cấy, dặm lại

Khô hạn, nhiễm mặn (ha)

Ngập úng, đổ ngã

Thu đông- Mùa

285,5

494,5

374

632,8 (KG)

147,2

(KG, ST)

Đông Xuân 2024-2025

182,6

38

5

0

220,6

(KG, ST)

Tổng

468,1

532,5

379

632,8

367,8

- Trong vụ Thu Đông - Mùa 2024:  Đã có 780 ha lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn, ngập úng, đổ ngã. Trong đó: 285,5 ha lúa bị thiệt hại 30-70%; 494,5 ha thiệt hại >70% tại tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng.

- Trong vụ Đông Xuân 2024-2025: Đã có 220,6 ha lúa bị thiệt hại do ngập úng, đổ ngã: Trong đó: 182,6 ha lúa bị thiệt hại 30-70%; 38 ha thiệt hại >70% tại tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang.

 

II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU

1. Cây lúa

1.1. Bệnh đạo ôn     

- Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 10.054 ha (tăng 162 ha so với kỳ trước, giảm 1.380 ha so với CKNT); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 5.745 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Cần Thơ, Kiên Giang, Long An, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang …;

- Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 1.477 ha (giảm 2.717 ha so với kỳ trước, giảm 5.520 ha so với CKNT); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 505 ha. Phân bố chủ yếu tại tỉnh : Lâm Đồng,  Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Long An, Tiền Giang, An Giang …;

1.2. Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 3.241 ha (tăng 48 ha so với kỳ trước, giảm 35  ha so với CKNT); diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 1.108 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng, An Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang…;

1.3. Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 2.399 ha (giảm 502 ha so với kỳ trước, giảm 9.094 ha so với CKNT); diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 1.029 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Sóc Trăng,  Đồng Tháp,  Đồng Nai, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ…;

1.4. Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 624 ha (giảm 854 ha so với kỳ trước, tăng 77 ha so với CKNT); diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 513 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hòa, Gia Lai, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai…;

1.5. Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm  3.776  ha (giảm  1.422  ha so với kỳ trước, giảm 330 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 01 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 2.112  ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Nai…;

1.6. Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm  6.791  ha (giảm  2.478  ha so với kỳ trước, giảm  2.944  ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 33 ha;  diện tích đã được phòng trừ trong kỳ  3.485 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuân, Lâm Đồng, Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, An Giang…;

1.7. Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 3.432 ha (giảm 298 ha so với kỳ trước, giảm 1.114 ha so với CKNT), nhiễm nặng 10 ha, diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 1.538 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam, Lâm Đồng, Phú Yên, Đắk Lắk, Gia Lai, Bạc Liêu, Long An, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, An Giang, Đồng Nai…;

1.9. Chuột: Diện tích nhiễm 4.559 ha (giảm 680 ha so với kỳ trước, giảm 346 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 6 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 1.016 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk, An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Nai, Long An, Vĩnh Long …;

1.10. Sâu năn (Muỗi hành): Diện tích nhiễm 1.000 ha (giảm 669 ha so với kỳ trước, giảm 2.497 ha so với CKNT), tỷ lệ hại phổ biến 15-30%; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 100 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh ở tỉnh: Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Hậu Giang,…

2. Cây ngô

Sâu keo mùa thu: Diện tích nhiễm 295 ha (giảm 43 ha so với kỳ trước, giảm  38 ha so với CKNT), diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 202 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bắc Giang, Hòa Bình, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Phú Yên, Đồng Nai…;

3. Cây nhãn

Bệnh chổi rồng:  Diện tích nhiễm 260 ha (tăng 03 ha so với kỳ trước, giảm 230 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 13 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 87 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam: Bình Phước, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang....

4. Cây thanh long

Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 2.025 ha (giảm 488 ha so với kỳ trước, tăng 662 so với CKNT), diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 3.714 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bình Thuận, Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, Bà Rịa -Vũng Tàu;

5. Cây dừa

- Bọ cánh cứng: Diện tích nhiễm 5.296 ha (giảm 35 ha so với  kỳ trước, giảm 320 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 24 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 187 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam: Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Tiền Giang, Kiên Giang, Trà vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hậu Giang…;

- Sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker): Diện tích nhiễm 989 ha (giảm 26 ha so với kỳ trước, tăng 663 so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 190 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 608 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam: Bến Tre, Trà Vinh,Tiền Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng…;

6. Cây ăn quả có múi

- Bệnh vàng lá thối rễ: Diện tích nhiễm 740 ha (tăng 45 ha so với kỳ trước, giảm 28 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 04 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 304 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Bắc Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tàu,…;

- Bệnh Greening: Diện tích nhiễm 554 ha (tăng 45 ha với kỳ trước, giảm 38 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 03 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 72 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bình Phước…;

7. Cây sầu riêng

Bệnh xì mủ: Diện tích nhiễm 3.721 ha (giảm 3 ha so với kỳ trước, giảm 14 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 214 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 3.960 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, Khánh Hoà, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Bình Phước, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng…;

8. Cây hồ tiêu

- Tuyến trùng: Diện tích nhiễm 1.675 ha (tăng 35 ha so với kỳ trước, giảm 216 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 196 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 182 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Trị, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang,..;

- Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 977 ha (tăng  55 ha so với kỳ trước, giảm  714 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 94 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 187 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Gia Lai, Đ. Nông, Đăk Lăk, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Kiên Giang…;

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm  263  ha (giảm 04 ha  so với kỳ trước, tăng 154 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 02 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 5 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bình Phước, Kiên Giang, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu….;

9. Cây cà phê  

- Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 7.292 ha (giảm 76 ha so với kỳ trước, giảm 235 ha so CKNT), trong đó nhiễm nặng 55 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 3.586 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Quảng Trị, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước..;

- Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm  6.075  ha (tăng  235 ha so với kỳ trước, giảm  2.099  ha so CKNT), trong  đó  nhiễm nặng  96  ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 10.770 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Điện Biên, Quảng Trị, Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước, …;

10. Cây chè

Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 3.110 ha (tăng 102 ha  so với kỳ trước, tăng 174 ha so với CKNT); diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 2.761 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thái Nguyên, Lâm Đồng, Gia Lai,…

11. Cây sắn (khoai mì)

Bệnh khảm lá virus: Diện tích nhiễm 21.979 ha (tăng 81 ha với kỳ trước, giảm 9.807 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 3.904 ha; diện tích đã phòng trừ môi giới truyền bệnh 1.643 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Thanh Hoá, Đắk Lắk, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Ngãi,  Gia Lai, Khánh Hoà, Bình Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước….;

12. Cây điều

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 5.388  ha (tăng 601 ha so với kỳ trước, giảm 72 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 2 ha; diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 3.449  ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh: Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Khánh Hoà, Bình Phước, Đồng Nai;

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 4.292 ha (tăng 244 ha so với kỳ trước, giảm 208 ha so với CKNT), diện tích đã được phòng trừ trong kỳ 2.916  ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Phước, Đồng Nai,….

III. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

1. Dự báo SVGH chủ yếu trong kỳ tới

1.1. Trên cây lúa

a) Các tỉnh Bắc Bộ:

Trên Mạ chiêm xuân sớm và lúa gieo sạ: Sâu đục thân 2 chấm gia tăng phát sinh gây hại trên Mạ dài ngày; Ốc bươu vàng, Chuột tiếp tục phát sinh và gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, hại tăng trên lúa sạ.

b) Các tỉnh Bắc Trung Bộ:

Chuột, Ốc bươu vàng,...  tiếp tục phát sinh và gây hại tăng trên mạ và lúa Đông Xuân sớm  sớm, mức độ gây hại phổ biến từ nhẹ - trung bình; bệnh đạo ôn lá có khả năng phát sinh gây hại trên các giống nhiễm.

c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên:

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân hai chấm, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh lem lép hạt,...tiếp tục gây hại lúa Mùa giai đoạn cuối vụ;

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá,…tiếp tục phát sinh gây hại trên lúa Đông Xuân sớm giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng;

- Ruồi đục nõn, bọ trĩ, bệnh nghẹt rễ,...hại nhẹ trên lúa Đông Xuân chính vụ giai đoạn mạ - đẻ nhánh;

- Chuột: gây hại rải rác trên các trà lúa, nặng cục bộ trên Đông Xuân gieo thẳng, ruộng ven làng, đồi gò, kênh mương;

- Ốc bươu vàng: tiếp tục lây lan theo nguồn nước và gia tăng gây hại lúa Đông Xuân giai đoạn sạ - mạ, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình, hại nặng cục bộ.

d) Các tỉnh Nam bộ:

- Rầy nâu: Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 2-3, gây hại phổ biến ở mức nhẹ đến trung bình trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh- đòng trỗ, hại nặng cục bộ trên những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và gieo trồng giống nhiễm.

- Hiện nay, thời tiết có mưa nắng xen kẽ, sáng sớm se lạnh kèm theo sương mù nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh như bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh lem lép hạt phát sinh, lây lan và gây hại. Đặc biệt, những ruộng gieo trồng giống nhiễm, gieo sạ dày hoặc bón thừa phân đạm có nguy cơ bị hại nặng.

 Bên cạnh đó, thời tiết se lạnh vào đêm, sáng sớm có sương mù nhẹ, ban ngày trời có nắng mưa xen kẽ và ẩm độ cao thuận lợi cho sâu năn (muỗi hành) phát triển mạnh, đặc biệt tại các tỉnh như Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Hậu Giang,… Khuyến cáo bà con nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi sát diễn biến của dịch hại để áp dụng các biện pháp phòng, chống kịp thời, hạn chế tối đa sự gia tăng diện tích nhiễm ngay từ đầu vụ.

Ngoài ra, cần chú ý: Ôc bươu vàng gây hại trên các trà lúa mới xuống giống (< 15 ngày sau sạ); Chuột, sâu đục thân hai chấm gây hại trên lúa giai đoạn đòng trỗ - chín.

1.2. Trên cây trồng khác

a) Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu, sâu đục thân/bắp; bệnh đốm lá, gỉ sắt, chuột... tiếp tục phát sinh gây hại trên ngô vụ Thu Đông, phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, hại nặng cục bộ.

b) Cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục lây lan nhiễm bệnh tại các vùng trồng sắn trong cả nước, đặc biệt khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. Lưu ý các đối tượng sinh vật gây hại như bọ phấn trắng, rệp sáp... .

c) Trên cây rau, màu: Các đối tượng sinh vật hại như sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh lở cổ rễ, bệnh sương mai ...  tiếp tục gây hại nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng trên rau họ hoa thập tự; bệnh mốc sương, héo xanh, bệnh héo vàng... tiếp tục hại trên cây họ bầu bí; bệnh lở cổ rễ, chết ẻo, thối gốc...phát sinh gây hại tăng trên rau giai đoạn cây con.

d) Trên cây ăn quả lâu năm:

- Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp, sâu vẽ bùa,... phát sinh và gây hại tăng; Bệnh vàng lá thối rễ phát sinh gây hại tăng tại các vùng chuyên canh; bệnh Greening, bệnh thán thư,... tiếp tục gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng.

- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục hại chủ yếu trên cây nhãn tại các tỉnh phía Nam;  Sâu đo, sâu cuốn tổ, bọ xít nâu .... tiếp tục hại.

- Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ do Phytophthora sp., bệnh thán thư, phấn trắng, cháy lá,… có khả năng gia tăng diện tích nhiễm; Mọt đục cành, rầy xanh, rệp sáp, rầy bông, bệnh thối rễ,… gây hại cục bộ.

- Cây thanh long: Thời tiết mưa nắng xen kẽ, ẩm độ không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm nâu, thán thư, bệnh nám vàng cành, bệnh thối rễ tóp cành, ốc,... tiếp tục gây hại trên các vườn thanh long.

- Cây dừa: Bọ cánh cứng, sâu đầu đen, bọ vòi voi,... tiếp tục phát sinh và gây hại tại các khu vực trồng dừa tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng,...

- Cây chanh leo: Bọ trĩ, ruồi đục quả, bệnh virus, bệnh đốm nâu,…gây hại nhẹ rải rác giai đoạn chăm sóc - thu hoạch.

e) Trên cây công nghiệp lâu năm:

- Cây cà phê: Bọ xít muỗi gây hại chủ yếu trên cây cà phê chè ở Lâm Đồng. Rệp sáp, rệp vảy, mọt đục thân + cành, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt,... tiếp tục gây hại trên cà phê giai đoạn chắc quả - chín bói. Bọ cánh cứng phát sinh gây hại trên cà phê giai đoạn KTCB.

 - Cây hồ tiêu: Bệnh chết chậm, bệnh chết nhanh, tuyến trùng rễ, rệp sáp gốc+ cành,... gây hại cục bộ.

 - Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân+cành, sâu đục rộp lá, bệnh thán thư, bệnh khô cành,... gây hại giai đoạn chăm sóc - ra đọt non.

 - Cây cao su: Bệnh nứt thân xì mủ, loét sọc miệng cạo, bệnh phấn trắng, nấm hồng,... tiếp tục gây hai trên các vườn kinh doanh mức độ hại nhẹ đến trung bình. Các loại dịch hại khác phát sinh gây hại nhẹ.

- Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, ... phát sinh và gây hại tăng, mức độ hại phổ biến từ nhẹ - trung bình, cục bộ hại nặng; rầy xanh gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình.

f) Cây lâm nghiệp: Sâu róm thông bệnh rơm lá thông, bệnh chết héo cây keo,... tiếp tục gây hại cục bộ.

g) Cây dược liệu: Bệnh gỉ sắt, bệnh chết rạp cây con, bệnh thán thư, chuột,... gây hại rải rác trên vườn sâm Ngọc Linh (Kon Tum).

2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới

- Chỉ đạo các tỉnh trồng lúa khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của nguồn sâu chuyển vụ trên mạ chiêm xuân sớm như sâu đục thân hai chấm, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ,… chủ động phòng trừ ốc bươu vàng, chuột, tuyến trùng trên lúa sạ khi mật độ, tỷ lệ hại cao. Che phủ nilon phòng chống rét cho mạ xuân sớm khi thời tiết chuyển rét đậm, rét hại. Triển khai thực hiện nghiêm túc Công văn số 7410/BNN-TT ngày 02/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông 2024. 

- Chỉ đạo các tỉnh trồng lúa khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ: tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến SVGH chính trên lúa Thu Đông, Mùa 2024 và lúa Đông Xuân sớm 2024 - 2025 để chủ động các biện pháp phòng, chống và tránh để lây lan trên diện rộng. Tiếp tục tuyên truyền, vận động nông dân diệt chuột và thu lượm ốc bươu vàng liên tục bằng nhiều biện pháp.

- Chỉ đạo các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ: tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình và chủ động biện pháp phòng, chống các đối tượng SVGH chính như: bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng rễ hại trên cây hồ tiêu; rệp, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt,.. hại trên cây cà phê; bọ xít muỗi và bệnh thán thư hại trên cây điều; bệnh nứt, thân xì mủ trên cây sầu riêng, bệnh đốm nâu hại Thanh Long.

- Chỉ đạo các Trung tâm BVTV vùng, các tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công văn số 106/BVTV-TV ngày 19/01/2024 của Cục Bảo vệ thực vật về việc thực hiện các quy định về điều tra phát hiện SVGH cây trồng và công văn số 944/BVTV-TV ngày 01/6/2020 của Cục BVTV về báo cáo định kỳ.

- Chỉ đạo các tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị số 1900/CT-BNN-BVTV ngày 15/3/2024 của Bộ NN&PTNT về việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất.

- Chỉ đạo các tỉnh trồng ngô tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 4962/BNN-BVTV ngày 15/7/2019 của Bộ trưởng về tăng cường chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô.  Theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu keo mùa thu hại ngô, áp dụng Quy trình kỹ thuật phòng, chống sâu keo mùa thu do Bộ NN&PTNT ban hành trong công văn số 218/QĐ-BNN-BVTV ngày 16/01/2020.

- Chỉ đạo các tỉnh trồng sắn tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 5957/CT-BNN-BVTV ngày 06/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn.

- Chỉ đạo các tỉnh tiếp tục điều tra, phát hiện và chủ động biện pháp phòng chống sinh vật gây hại trên cây lâm nghiệp./.

 

 

 

Comments


KIỂM CHỨNG HIỆU QUẢ PGP

bottom of page