Quy trình thu hoạch cà phê đúng kỹ thuật
- Tenabio LLC
- 5 thg 11, 2024
- 3 phút đọc
Quy trình thu hoạch cà phê đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của hạt cà phê. Để có một sản phẩm cà phê ngon và đạt tiêu chuẩn, việc nắm rõ kỹ thuật và quy trình thu hoạch cà phê là điều không thể thiếu.

Vì vậy, quy trình thu hoạch cà phê cần diễn ra một cách khoa học nhằm đảm bảo một sản phẩm hoàn hảo sau này:
1.Thu hoạch đúng thời điểm: Quy trình thu hoạch cà phê bắt đầu từ việc hiểu và áp dụng các nguyên tắc cơ bản. Một nguyên tắc quan trọng là thu hoạch cà phê khi quả chín đều từ 80-90%. Việc này giúp nâng cao chất lượng hương vị của cà phê.
Đồng thời loại bỏ tạp chất và đảm bảo chất lượng hạt. Đảm bảo rằng cà phê được thu hoạch đúng thời điểm là điều kiện tiên quyết để có được sản phẩm cuối cùng tốt nhất. Bên cạnh đó, việc thu hoạch đúng thời điểm cũng giúp giảm thiểu chi phí chế biến.
2.Thu hoạch chọn lọc: Khi thu hoạch chỉ nên hái trái cà phê vừa chín vì những trái cà phê quá chín hoặc xanh là nguyên nhân làm cho cà phê mất mùi vị ngon, ngoài ra nó còn tạo điều kiện cho nấm mốc và độc tố phát triển. Sản phẩm thu hoạch có tỷ lệ quả chín (có màu đặc trưng của quả khi chín chiếm 2/3 diện tích quả) đạt từ 95% trở lên và tỷ lệ tạp chất không quá 0.5%. Vào đợt tận thu cuối vụ, tỷ lệ quả chín đạt trên 80%, tỷ lệ tạp chất không quá 1% và không được chiếm quá 10% tổng sản lượng của toàn vụ.

3.Chế biến: Cà phê thu hoạch ngày nào, chế biến ngay ngày đó, không nên ủ quá 24 giờ, làm giảm chất lượng.
4.Gom quả rụng :Sau khi thu hoạch xong bà con cần gom quả rụng để xử lý riêng giúp cho vườn cà phê hạn chế được sâu đục thân và những loại côn trùng khác gây bệnh cho cây.
5. Phân loại quả
Quy trình thu hoạch cà phê chất lượng cần làm tốt công đoạn phân loại. Tại đây, những quả xanh, quả kém chất lượng, tạp chất cần được loại bỏ. Vì lý do chi phí máy móc đắt đỏ, công đoạn phân loại thường được xử lý tại các công ty cà phê hay những đơn vị thu mua lớn. Mỗi loại có một hướng sơ chế, sản xuất khác nhau, vì vậy công đoạn phân loại cần được thực hiện một cách chính xác.

6. Phơi sấy, bảo quản
Việc cuối cùng trước khi đến với sản xuất đó là công đoạn phơi, sấy cà phê tươi. Với một quy trình thu hoạch cà phê đúng chuẩn, quả sau khi hái cần phải phơi hoặc chế biến càng sớm càng tốt. Cà phê sau khi hái cần được đảm bảo thông thoáng, khi phơi nên trải quả với độ dày vừa phải, đảo đều thường xuyên nhằm tránh hạt bị lên men, nấm mốc. Khi cà phê đã khô hoàn toàn thì thu gom, đưa đi xay xát, loại bỏ vỏ và bảo quản.
Công đoạn bảo quản cần thực hiện hợp vệ sinh, đảm bảo chất lượng nguyên vẹn cho cà phê. Thường thì cà phê khô được bảo quản trong bao tải sạch, thùng gỗ và được lưu kho. Lưu ý, kho phải thông thoáng, không nấm mốc, không ẩm ướt.
7.Ủ vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ: Ngoài ra trong quá trình loại bỏ vỏ cà phê bà con có thể tận dụng vỏ cà phê để ủ làm phân bón hữu cơ, giúp bổ sung dinh dưỡng cho đất, giảm chi phí phân bón bà con có thể ủ cà phê với chế phẩm vi sinh như Tenabio 5D, Trichoderma theo hướng dẫn.

Việc ủ vỏ cà phê làm phân không chỉ giúp bà con tái chế phụ phẩm nông nghiệp, bảo vệ môi trường mà còn tăng cường sức khỏe đất, tạo điều kiện cho cây cà phê phát triển tốt hơn ở các vụ sau.
Comentários