top of page

Quy trình làm bông cho cây tiêu

  • thanhnganguyenki26
  • 7 thg 8, 2024
  • 6 phút đọc

Chăm sóc cây hồ tiêu đòi hỏi sự cẩn thận tỉ mỉ và kiến thức chuyên môn sâu rộng để đảm bảo cây có thể phát triển khỏe mạnh và đạt được năng suất tối đa. Việc chăm sóc đúng cách không chỉ giúp cây chống lại các loại sâu bệnh mà còn tăng cường sức đề kháng, từ đó tạo điều kiện cho cây ra hoa, kết trái và cho sản lượng cao. Dưới đây là quy trình chăm sóc cây hồ tiêu từ giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi thu hoạch, nhằm giúp bà con nông dân có được một mùa vụ thành công và bội thu.


CÂY CHƯA THU HOẠCH (Từ tháng 1 - 2) 

Tưới nước với lượng như thông thường và có thể tưới bằng béc phun qua tán lá. Giữ cây tiêu không bị thiếu nước.


Tưới nước cho cây hồ tiêu ( ảnh :sưu tầm) 


SAU KHI THU HOẠCH XONG (Từ tháng 2 - 3) 


  • Phục hồi cây tiêu ở giai đoạn sau thu hoạch: Sử dụng phân bón lá sinh học Tenabio RU tưới gốc kết hợp với phân bón vô cơ. Bón 30g Urea/trụ hoặc 40g/trụ phân NPK16-16-8-13S. Tiếp tục tưới nước sau khi vừa bón phân để cây hấp thụ phục hồi.  Sau đó, tưới nước định kỳ nhưng với lượng ít hơn bình thường qua hệ thống nhỏ giọt cho tới khi tiến hành xiết nước. Thời gian tưới lên 5 - 7 ngày/lần tưới và thời gian tưới 2h /lần nhằm duy trì vườn cây. Giữ cây tiêu không bị biểu hiện thiếu nước. 

  •  Vệ sinh vườn: Thu gom toàn bộ tàn dư thân cây, cành, lá bị bệnh mang đi khỏi vườn tiêu hủy (hoặc đốt tiêu hủy tại điểm cuối của Lô).

  •  Dọn tất cả chai lọ, bao bì, các vật dụng phế bỏ còn lại trên vườn và đưa vào khu vực tập trung nhằm làm sạch vườn cây. 

  •  Đảm bảo sạch cỏ trong bồn tiêu và các cành lá tiêu bị nhiễm bệnh vươn vãi trên bồn. 

Vệ sinh vườn hồ tiêu sau thu hoạch ( ảnh : sưu tầm )


  • Ngoài đốt tiêu hủy có thể xử lý tàn dư cây sau thu hoạch bằng cách ủ phân để làm phân hữu cơ ngay tại vườn như sau:  Bước 1: Tạo khối ủ tầm 1 - 2 khối, sau đó dùng 2 - 4 gói chế phẩm vi sinh Tenabio 5D hòa lượng nước vừa đủ tưới đều lên khối ủ và đậy kín lại.  Bước 2: Sau 5 - 7 ngày mở ra kiểm tra, đảo đều và tưới thêm nước nếu cần rồi đậy kín lại.  Bước 3: Sau 20 - 25 ngày mở ra kiểm tra lại, dùng chế phẩm vi sinh Trichoderma Forte rắc đều hoặc hòa nước tưới đều lên khối ủ và đậy kín lại. Sau 10 - 15 ngày kiểm tra có thể bón cho cây ngay tại vườn hoặc làm phân hữu cơ vi sinh.

  • Cắt tỉa cành, tạo tán: Tỉa bỏ tất cả các cành nhánh, dây lươn, và cành quả mọc phía dưới gốc tiêu. Cành quả của bộ tán trụ tiêu phải đảm bảo cách mặt đất 35 - 45cm nhằm tạo sự thông thoáng ở phần gốc tiêu. 

  • Cắt tỉa bỏ các cành yếu ớt, dây thân mọc ngoài tán tiêu, các dây thân mọc quá dài ở đỉnh trụ, và dây lươn (nếu có). 


CÔNG TÁC CHUẨN BỊ XỬ LÝ RA HOA (Từ tháng 3 - 4)


  • Phun thuốc rửa vườn: Sau khi thực hiện các biện pháp phục hồi cây và vệ sinh vườn thì tiến hành phun rửa vườn và có thể phun MKP cho loại vườn này. 


  • Xử lý rửa vườn bằng thuốc gốc đồng với liều lượng được sử dụng theo khuyến cáo nhằm mục đích diệt tảo lá, nấm bệnh hiện diện trên tán lá và sát trùng vườn cây, cũng như làm rụng lá tiêu già. Một số loại thuốc nên sử dụng là Booc-do (0,5-1%), Norshield...(Chú ý không nên sử dụng nồng độ cao hơn vì dễ làm rụng lá non).


  •  Xử lý MKP giúp phân hóa mầm hoa: Sau khi xiết nước khoảng 2 tuần mà thấy cây vẫn chưa có dấu hiệu của việc phân hóa mầm hoa thì tiến hành phun MKP (0-52-34) để giúp phân hóa mầm hoa mạnh và ra hoa đồng loạt hơn. Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất (Cần kiểm tra vườn trước khi quyết định phun và thời điểm bắt đầu xiết nước được tính từ khi kết thúc phun rửa vườn)


PHÂN HÓA MẦM HOA 


  • Xiết nước cho cây phân hóa mầm hoa:  Tiến hành xiết nước (không tưới nước) trên toàn Lô trong khoảng 30 - 35 ngày (Nếu chưa thấy cựa ở nách lá thì có thể kéo dài thêm 5 - 7 ngày). Thời gian bắt đầu xiết nước khi vườn đã làm xong các biện pháp canh tác trên và phun rửa vườn. Nên chia thời gian xiết nước cho từng Lô theo kiểu cuốn chiếu để chủ động tưới.  Chú ý: Khi cây tiêu có biểu hiện thiếu nước mà chưa tới thời điểm tưới cho ra hoa, cần tưới nhẹ khoảng 1,5-2h/lần để duy trì, tránh cây mất sức, không được tưới nước nhiều vì dễ ra hoa rải rác.

  • Tưới nước cho ra hoa : Những Lô nào sau khi xiết nước có cựa tiêu ở nách lá nhú lên khoảng 60%, cần tưới nước chủ động liên tục (4h/ngày) với lượng nước nhiều hơn để ra hoa đồng loạt, kết hợp tưới béc phun lên tán trụ tiêu liên tục trong khoảng 7 - 10 ngày (buổi sáng).

  • Bón phân chuồng và phân Lân kết hợp vun bồn tiêu: 

  • Bón phân bò hoai đã ủ với Chế phẩm vi sinh Trichoderma Forte và chế phẩm vi sinh Tenabio 5D ( Cách ủ tương tự như ủ phế phẩm tiêu sau thu hoạch). Trộn phân bò (15kg/trụ) với lớp đất mặt và rải đều trên mặt bồn từ mép vào trong. Kết hợp với bón phân Lân (0,3 kg/trụ) cho cây và vun bồn nhẹ. Cần thực hiện sớm công đoạn này để hỗ trợ cho cây phát triển bộ rễ đầu mùa mưa và thúc đẩy ra hoa..

  • Rong tỉa cành trụ sống:  Tiến hành rong tỉa cành nhánh cây trụ sống để vườn tiêu được thông thoáng và có nắng để thúc đẩy cho tiến trình ra hoa.


  1. CHĂM SÓC CÂY TIÊU ĐANG RA HOA ( Từ tháng 4 - 5) 


  • Duy trì chế độ tưới nước vào gốc tiêu định kỳ (3-4 ngày/lần), đồng thời kết hợp tưới béc phun mưa tạo tiểu khí hậu mát trong vườn (nếu có điều kiện) để gia tăng khả năng thụ phấn, tăng tỷ lệ đậu trái.

  • Bón phân vô cơ theo quy trình bón phân cho cây tiêu kinh doanh

  • Phun phân bón lá (Bổ sung trung vi lượng): cần phun 2 lần trong đợt này để kích thích ra hoa nhiều hơn, nồng độ pha theo khuyến cáo. 

  • Lần 1: Phun khi tiêu bắt đầu có lá non và cựa dài khoảng 1cm sử dụng phân bón lá Plantagreen Power (PGP) kết hợp với phân bón sinh học Tenabio RU phun đều toàn bộ trụ tiêu. Lần 2: Phun sau lần 1, 10 ngày để kéo dài gié tiêu . - Chú ý kiểm tra thường xuyên hệ rễ tiêu về tuyến trùng hại rễ và nấm gây hại Phytophthora sp., Fusarium sp., ...trong toàn vườn vào đầu mùa mưa.

Chủ vườn đang tiến hành phun phân bón lá PGP cho cây hồ tiêu ( ảnh : Tenabio)


  • Đảm bảo có nước tưới đầy đủ ở giai đoạn ra hoa đậu trái (nếu không có mưa trong giai đoạn này)


GIAI ĐOẠN ĐẬU TRÁI: CHĂM SÓC CÂY TIÊU - ĐẬU TRÁI  NON (Từ tháng 6 - 7) 


  • Đây là giai đoạn mùa mưa, tiến hành công tác phòng trừ tuyến trùng hại rễ và nấm gây hại Phytophthora sp., Fusarium sp., ...trong toàn vườn vào đầu mùa mưa bằng chế phẩm vi sinh Trichoderma Forte.

  • Bón phân vô cơ theo quy trình bón phân cho cây tiêu kinh doanh trong đầu mùa mưa. 

  • Bón phân bón lá: Sử dụng phân bón lá Plantagreen Power (PGP) kết hợp với phân bón sinh học Tenabio RU phun lá . Phun 15- 20 ngày lặp lại.

  • Phân bón sinh học RU dùng để tưới gốc.

  • Đảm bảo thoát nước tốt trong vườn tiêu, không được đọng nước cục bộ. Cần vét sâu các mương thoát xung quanh Lô và vét lại các rãnh trong vườn. Những khu vực đọng nước cần được khai thông.

  • Hạn chế các công đoạn làm bồn tiêu, làm cỏ bồn mà có ảnh hưởng đến hệ rễ trong giai đoạn mùa mưa.

  • Trong giai đoạn này, nếu có cây tiêu bị bệnh chết nhanh thì cần tiêu hủy càng sớm càng tốt và phun thuốc hóa học xung quanh và xử lý ngay trụ bị bệnh.


Hướng dẫn sử dụng phân bón lá PGP và phân bón sinh học Tenabio RU 

  • Liều lượng và cách phun: Pha 1 kg PGP + 100ml RU pha với 250 lít nước phun đều lá và quả tiêu.

  • Phân bón sinh học Tenabio RU 1 lít pha với 5000-10000 lít nước tưới gốc.

  • Phân bón PGP và RU có thể hòa pha chung với nhau theo đúng tỷ lệ.

  • Chú ý nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.



Chúc bà con một vụ mùa năng suất và thành công với những sản phẩm của TENABIO VIỆT ĐỨC !

Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline: 0888.96.8585 để được giải đáp.

TENABIO - Công nghệ cao cho Nông nghiệp hữu cơ.


Comments


KIỂM CHỨNG HIỆU QUẢ PGP

TENABIO LLC

Số 1, Ngách 48/2 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội, VN

Tầng 3, Nhà B - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

+84(0)888968585         info@tenabio.vn

©2020 by tenabio.vn. Proudly created with BIVC

bottom of page