Kỹ thuật bón đón đòng cho lúa đúng thời điểm với phân bón lá PGP
- Tenabio LLC
- 27 thg 3
- 4 phút đọc
Lúa đón đòng là gì?
Lúa đón đòng là lúa trước thời điểm làm đòng. Giai đoạn làm đòng là giai đoạn cây lúa bắt đầu có sự phân hóa và hình thành cơ quan sinh sản. Trong giai đoạn này, cây lúa có những thay đổi rất dễ nhận thấy từ hình thái, màu sắc lá, sinh lý cho đến khả năng chống chịu ngoại cảnh. Bằng mắt thường, bà con có thể quan sát thấy đòng lúa khi đòng đã dài 1mm (hay còn gọi là tim đèn).
Hướng dẫn cách xác định thời điểm bón đón đòng cho lúa
Bón đón đòng đúng thời điểm rất quan trọng để cung cấp kịp thời dinh dưỡng cho quá trình phân hóa, giúp cho việc phân chia gié lúa và hoa lúa được số lượng nhiều nhất.
Nếu bà con bón phân muộn, khi số gié và số hoa đã phân hóa xong thì việc bón phân chỉ có tác dụng nuôi đòng mà không thể làm tăng được thêm số lượng hạt.
Ở giai đoạn làm đòng, cây lúa cần tích trữ nhiều dinh dưỡng để nuôi đòng nên nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Chính vì vậy, bà con cần bón đón đòng đúng thời điểm, đúng lượng cần thiết để giúp tăng số hạt, số bông, và là tiền đề để tăng năng suất lúa khi hoạch.

TT hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang đang hướng dẫn bà con nhận biết thời điểm đón đòng.
* Cách nhận biết và thời điểm bón phân đón đòng
Một là, căn cứ vào thời gian sinh trưởng và số ngày sau sạ
Mặc dù thời gian sinh trưởng của các giống khác nhau, nhưng chúng đều có điểm chung là thời gian từ khi tượng đòng đến trổ khoảng 25 ngày, thời gian từ trổ đến chín cũng khoảng 25 ngày. Như vậy chúng ta có thể xác định thời điểm bón phân đón đòng thích hợp bằng cách lấy thời gian sinh trưởng của giống trừ đi 50 ngày. Ví dụ đối với giống lúa IR50404 có thời gian sinh trưởng là 85 ngày thì thời điểm bón phân đón đòng sẽ là 35 ngày sau sạ (85 trừ 50).
Tuy nhiên, việc căn cứ vào thời gian sinh trưởng để bón phân đón đòng chỉ đúng trong trường hợp thời tiết thuận lợi, kỹ thuật canh tác đồng bộ. Do đó, cần phải kết hợp thêm 2 căn cứ sau đây để xác định đúng thời điểm bón phân.
Hai là, căn cứ vào hình thái cây lúa
Có thể quan sát cây lúa có một số đặc điểm như: Thân trở nên tròn và cứng, các lá đứng, hai cổ lá trên cùng bằng nhau, gần chóp lá lúa có hiện tượng thắt eo, ruộng lúa ngả màu vàng chanh.
Để đảm bảo cho cây lúa ngả màu vàng chanh vào thời điểm bón đón đòng thì khi lúa được 30 - 40 ngày sau sạ phải tiến hành cắt nước để cây lúa không đẻ nhánh nữa vì lúc này các chồi mọc thêm đều vô hiệu, đồng thời việc cắt nước cũng giúp cho lá lúa chuyển sang trạng thái đứng nên đón được nhiều ánh sáng, quang hợp tốt hơn, ít sâu bệnh hơn. Tuy nhiên, khi ruộng lúa ngã màu vàng chanh thường nhầm lẫn với việc thiếu đạm.
Ba là, căn cứ vào trạng thái đòng
Xé ngẫu nhiên 10 chồi chính xem, nếu có khoảng 50% cây lúa có đòng đòng 1 – 2mm (hay còn gọi là tim đèn) thì bón phân ngay giai đoạn này là chính xác nhất.

Thời điểm bón đón đòng hiệu quả
Kỹ thuật bón phân bón lá PGP trong giai đoạn đón đòng
Đối với diện tích 1ha bà con sử dụng 2,5kg phân bón lá PGP
Bà con tiến hành bón Phân bón lá PGP theo tỷ lệ 0,4%. Pha gói 80 gam với 20 lít nước hoặc 1kg với 250 lít nước sạch không chưa Clo
Phun đều dung dịch lên cả 2 mặt lá vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Tránh phun trong điều kiện ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Dụng cụ phun: Dùng dụng cụ phun sương thông thường như bình phun tay, phun máy hoặc Drone/máy bay.

Sử dụng phân bón lá PGP giai đoạn đón đòng giúp:
Cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho quá trình phân hóa, để việc phân chia gié và hoa lúa được thuận lợi hơn.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để lúa vận chuyển tích lũy vào hạt, tạo hạt chắc. Đây là cơ sở cho việc gia tăng năng suất lúa khi có số hạt/ bông nhiều và hạt chắc/bông cao.
Tenabio Việt Đức chúc Quý bà con vụ mùa bội thu!
Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline: 0888.96.8585 để được giải đáp.
TENABIO - Công nghệ cao cho Nông nghiệp hữu cơ.
Comments