HƯỚNG DẪN Ủ VỎ CÀ PHÊ LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ BẰNG CHẾ PHẨM VI SINH TENABIO 5D VÀ TRICHODERMA FORTE.
- thanhnganguyenki26
- 12 thg 7, 2024
- 5 phút đọc
Vỏ cà phê là một sản phẩm phụ nếu chúng ta biết xử lý để tái sử dụng sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng tự nhiên giúp cải tạo đất đai. Tận dụng ủ vỏ cà phê để làm phân bón hữu cơ chất lượng cao là xu hướng tất yếu. Quá trình này không chỉ giúp chúng ta tái chế một nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn mang lại lợi ích to lớn cho đất và môi trường. Với 2 sản phẩm của Tenabio Việt Đức, việc ủ phân tại nhà của bà con sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.

( Ảnh : sưu tầm )
Cùng Tenabio Việt Đức ủ vỏ cà phê thành phân bón hữu cơ, từ những nguyên liệu cơ bản và những lợi ích mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và môi trường xanh ngay trong bài viết sau!
Vì sao vỏ của cà phê lại được ủ làm phân bón?
Vỏ cà phê, thường bị coi là sản phẩm phụ không giá trị, thường kết thành rác thải và gây khó khăn trong việc xử lý. Một số lượng lớn vỏ cà phê được thải bỏ hàng ngày, gây ra vấn đề về khi xử lý rác thải và tạo ra sự lãng phí. Trong khi thông qua quá trình ủ vỏ cà phê, nó có thể biến thành một nguồn phân bón hữu cơ vô cùng hiệu quả cho sự phát triển của cây trồng và tiết kiệm chi phí cho nhà nông với những lợi ích như:
Chứa nhiều chất hữu cơ, khoáng chất cần thiết, giúp cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu và kích thích sự phát triển của bộ rễ
Ủ với các chế phẩm sinh học như Trichoderma Forte hạn chế mầm bệnh, sâu hại và hạt cỏ dại, tăng sức đề kháng với các loại nấm bệnh, giảm ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng phân bón hoá học (phân vô cơ).

Vỏ cà phê có thể tận dụng để làm nguồn phân hữu cơ đem lại hiệu quả năng suất cao (ảnh :sưu tầm)
Quy trình ủ vỏ cà phê làm phân bón với Tenabio 5D và Trichoderma Forte :
Trước khi bắt đầu quá trình ủ vỏ cà phê thành nguồn phân bón hữu cơ, bà con cần chuẩn bị nguyên liệu sau:
Vỏ cà phê: 700kg
Phân chuồng, cỏ dại, phụ phế phẩm nông nghiệp: 300kg
Trichoderma Forte: 1kg
Chế phẩm Tenabio 5D (3gr): 2 gói
Mật rỉ đường: 1 lít
Vật dụng cần thiết: Thùng chứa, cây khuấy, dây tưới /thùng tưới, cuốc/cào/ xẻng, bạt /nilon che đậy,…
Quy trình các bước ủ vỏ cà phê với Tenabio 5D và Trichoderma Forte:
* Nhân sinh khối vi sinh: Pha 2 gói Tenabio 5D với 1 lít rỉ mật trong 60 lít nước sạch (không có clo). Cho vào thùng chứa (xô, vại …) đậy kín. Chú ý thể tích của thùng chứa càng ít khoảng trống trong thùng chứa càng tăng hiệu quả quá trình nhân sinh khối.
*Thời gian ủ: Sau 3 ngày có thể sử dụng (đến ngày thứ 5 mật độ vi sinh đạt cao nhất). Thời gian sử dụng dịch lên men tốt nhất trong khoảng 30 ngày.

Quá trình ủ vỏ cà phê thành phân bón hữu cơ ( ảnh : sưu tầm)
* Các bước thực hiện:
Bước 1: Vỏ quả cà phê được tưới nước bảo đảm đủ ẩm cho toàn bộ khối ủ và trộn đều với phân chuồng, cỏ dại, phụ phế phẩm nông nghiệp và tưới dung dịch đã được hoạt hoá.
Bước 2: Tiến hành lên đống ủ cao 1,3 – 1,5m, bề rộng luống từ 2,3 – 3m, chiều dài đống ủ tuỳ thuộc vào khối lượng nguyên liệu. Tiếp theo trải đều đống ủ ra thành lớp mỏng 20 – 30cm để tưới đều rồi sau đó gom lại thành đống hoặc chất đống ủ theo từng lớp để tưới. Cứ 20 – 30cm 1 lượt tưới.
Bước 3: Che phủ bạt /nilon kín đống ủ vỏ cà phê, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động.
Bước 4: Theo dõi, kiểm tra, đảo trộn đống ủ: Sau 5 – 7 ngày kiểm tra đống ủ. Nếu nhiệt độ đạt từ 60 độ trở lên, nguyên liệu ủ sậm màu nâu đen, độ ẩm trên 60% là đã ủ thành công. Nếu đống ủ nhạt màu, khô thì cần tưới thêm nước để đảm bảo độ ẩm, sau đó đậy kín lại. Sau 15 - 20 ngày tiến hành đảo trộn và kiểm tra đống ủ, nếu nhiệt độ bên trong đống ủ đạt 70 độ C trở lên và có sự xuất hiện của các tơ nấm, chứng tỏ quá trình ủ đang diễn ra tốt. Kiểm tra độ ẩm, nếu đống ủ có hiện tượng bị khô cần tưới thêm nước, sau đó tiếp tục che phủ bạt và ủ tiếp. Sau 30 - 35 ngày mở bạt, và tiến hành đảo trộn, tưới thêm nước đảm bảo ẩm. Bổ sung thêm Trichoderma Forte sau đó phủ kín đống ủ bằng bạt /nilon. Sau 2 – 3 tháng ủ, khi thấy vỏ cà phê đã mềm, nát thì có thể mang ra sử dụng.
Một số vấn đề cần lưu ý khi ủ vỏ cà phê làm phân bón
Chọn nền dùng để ủ phân đảm bảo cho đống ủ vỏ cà phê không bị thấm nước khi gặp mưa. Tốt nhất là nền xi măng hoặc nền đất cứng, khô và được trải lớp bạt dày.
Làm ẩm toàn bộ vỏ cà phê bằng cách tưới nhiều nước trước khi ủ, độ ẩm trong đống ủ phải đạt khoảng 60-70% (không quá khô nhưng cũng không quá ướt).
Tenabio 5D và Trichoderma Forte – Giải pháp ủ vỏ cà phê hoàn hảo cho nhà nông
Chế phẩm vi sinh Tenabio 5D được biết đến với khả năng phân hủy vật liệu hữu cơ một cách hiệu quả và an toàn. Trong quá trình ủ vỏ cà phê, vi sinh vật này giúp tăng cường quá trình phân hủy, giảm thiểu thời gian cần thiết và nâng cao chất lượng phân bón cuối cùng. Bên cạnh đó, Trichoderma Forte sẽ là một lựa chọn lý tưởng cho nhà nông. Giúp phòng chống các loại vi khuẩn nấm bệnh trong phế phẩm nông nghiệp, phân chuồng, đất và rễ cây. Cung cấp tập đoàn vi sinh vật có lợi vào đất, cắt các liên kết keo đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, màu mỡ...
Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline: 0888.96.8585 ( VP.Hà Nội) - 0862858185 (VP. Tây Nguyên) để được giải đáp.
TENABIO - Công nghệ cao cho Nông nghiệp hữu cơ.
Comments