top of page

Hướng dẫn xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ .

Ngày16/8/2024 Công ty Tenabio Việt Đức phối hợp cùng Hội nông dân tỉnh Bắc Giang xuống vườn tập huấn hướng dẫn bà con nông dân tại thôn Minh Sơn , Thị xã Việt Yên , tỉnh Bắc Giang xử lý dây mướp và phế phẩm nông nghiệp còn xót lại sau một vụ mùa.


Qua khảo sát bà con nông dân trồng mướp , hầu hết sau mỗi vụ mướp phế phẩm như dây mướp , lá mướp còn xót lại trên giàn bà con đều phơi khô , sau đó đốt đi . Việc làm này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe , môi trường và đặc biệt  lãng phí nguồn phân hữu cơ dồi dào mà bà còn có thể tái sử dụng từ những phế phẩm cho vụ rau màu tiếp theo.


Tenabio cùng bà con thôn MInh Sơn thu gom dây mướp để tiến hành ủ phân bón hữu cơ


Những lợi ích từ việc ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp

+Phân hữu cơ có 1 lượng lớn dinh dưỡng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển

+Giúp đất tơi xốp , cải tạo đất , chống xói mòn

+Bảo vệ sức khỏe , môi trường khi hạn chế được phân bón hóa học

+Ngoài ra còn tiết kiệm chi phí cho bà con vì tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có.


Ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp

Phân hữu cơ có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm và dinh dưỡng cho cây trồng . Đặc biệt ngày nay với xu thế phát triển nông nghiệp sạch , nông nghiệp hữu cơ thì việc sử dụng phân hữu cơ ngày càng phổ biến và thiết thực

5 bước đơn giản ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp với Tenabio 5D:

Bước 1 : Sau khi thu hoạch , bà con dùng bạt hoặc nilon lót xuống đất để làm lót cho đống ủ , tránh cho dung dịch chế phẩm Tenabio 5D ngấm xuống đất.



Bước 2: Cắt hoặc làm nhỏ phụ phẩm nông nghiệp :



Bà con cần làm nhỏ phụ phẩm nông nghiệp để khi phun chế phẩm có thể ngấm nhanh và đều khắp bề mặt

Lưu ý : Nếu nguyên liệu khô thì cần bổ sung thêm nước đạt độ ẩm từ 50-60% tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển.

Bước 3 : Pha chế phẩm Tenabio 5D:



Liều lượng : Pha 6 gam chế phẩm Tenabio 5D với 40-50 lít nước cho 1 tấn khối ủ

Lưu ý : Bà con cần sử dụng nước sạch ( như nước ao , hồ , đồng ruộng ,..) không chứa Clo . Nếu bà con sử dụng nước máy thì nên để qua đêm cho bớt lượng Clo rồi mới bắt đầu sử dụng

Bước 4: Tạo lớp ủ và phun chế phẩm:



Chia đống ủ thành từng lớp nhỏ có độ dày từ 20-25 cm  /1 lớp , Sau đó bà con tưới đều dung dịch đã pha lên từng lớp , việc này giúp cho vi sinh có thể phân tán và tiếp xúc đều khắp đống ủ

Bước 5 : Đậy kín đống ủ



Sau khi phun chế phẩm xong bà con lưu ý phải đậy kín đống ủ để giữ nhiệt độ và độ ẩm tạo môi trường cho hệ vi sinh vật phát triển .


Sau 5-7 ngày bà con có thể tiến hành kiểm tra đống ủ , nhiệt độ của đống ủ yêu cầu phải đạt trên 60 độ C. Đồng thời tiến hành kiểm tra độ ẩm của đống ủ, nếu ẩm quá thì tãi ra hong (phơi), nếu khô quá thì bổ sung thêm nước cho đạt độ ẩm.



Chỉ với 5 bước vô cùng đơn giản bà con đã có thể tự ủ phân hữu cơ tại vườn từ những nguyên liệu đơn giản là những phế phẩm, rác thải trong nông nghiệp giúp chúng ta tiết kiệm chi phí phân bón cho vụ mùa tiếp, hạn chế được lượng rác thải từ phế phẩm nông nghiệp, tái phục vụ, sản xuất nông nghiệp tuần hoàn góp phần bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Comments


KIỂM CHỨNG HIỆU QUẢ PGP

bottom of page