top of page

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng trừ sâu đục thân trên cây mía

  • thanhnganguyenki26
  • 2 thg 8, 2024
  • 6 phút đọc

Trong quá trình trồng mía, một trong những mối đe dọa lớn đối với năng suất và chất lượng cây trồng chính là sự tấn công của sâu đục thân. Loại sâu này không chỉ làm giảm khả năng sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng mía thu hoạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời là yếu tố then chốt để bảo vệ cây mía khỏi sự phá hoại của sâu đục thân. Hãy cùng Tenabio Việt Đức tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết sâu đục thân và những cách phòng trừ hiệu quả để đảm bảo vườn mía của bạn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.


1. Sâu đục thân mình tím (Phragmataecia castaneae)    

1.1 Dấu hiệu nhận biết

  • Héo lá bên

  • Sâu tuổi nhỏ ăn vòng quanh bẹ lá

  • Vết đục thẳng và xuất hiện mầm nách

  • Lóng nhỏ lại và có lỗ vũ hóa                                        


Trứng Sâu non Nhộng Trưởng thành


1.2 Triệu chứng gây hại:

+ Giai đoạn mía mầm: từng đoạn hàng mía bị héo lá, lá bên bị héo vàng trước (do sâu non tuổi 1-2, đục ăn trong bẹ lá theo kiểu vòng tròn gây ra lá bên héo trước,lá đọt héo sau.

+ Giai đoạn mía có lóng: sâu đầu tuổi 3, sâu mới đục vào phần thịt lóng theo 1 đường đục rất thắng từ dưới lên trên (gây ra triệu chứng ngọn teo, lùn lụi, mầm nách phát triển ). Trong quá trình gây hại, sâu rất ít khi đục ra ngoài, phân sâu nén trong đường đục, chỉ đến khi gần hóa nhộng, sâu mới đục 1 lỗ vũ hóa ở phần thân ngọn và chui trở lại đáy đường đục để hóa nhộng.

1.3 Đặc điểm sinh học, sinh thái:

+ Ngài trưởng thành có màu vàng đất, 1/2 râu đầu có dạng răng lược kép, phần còn lại (roi râu) có dạng sợi chỉ.

+ Sâu non có màu tím hoặc hồng, kích thước lớn, đầu nhỏ màu vàng hơi nhô về phía trước, chân bụng và chân mông kém phát triển. Nhộng có dạng hơi cong, đầu nhọn như mỏ chim, sờ vào thấy ram ráp tay.

+ Sâu phát sinh 2-3 đợt trong năm.

+ Vòng đời : Từ 78-102 ngày, cụ thể: trứng: 9-11 ngày, sâu non: 55-71 ngày, nhộng: 11-15 ngày, ngày: 3-5 ngày.

+ Mùa đông vòng đời sâu dài hơn. Ngài cái đẻ 2-3 ổ trứng, 300-700 trứng/ổ. Sâu phá hại cả mùa khô lẫn mùa mưa. Sâu non có 8 tuổi, sau khi nở ra khỏi trứng khoảng 15 phút là sâu non phân tán ngay, thường mỗi cây có từ 1-2 con tấn công gây hại

2. Sâu đục thân 4 vạch đầu vàng (Chilo sacchariphagus)


Sâu non Nhộng Trưởng thành Triệu chứng


2.1 Dấu hiệu nhận biết

  • Lá mía bị đốm trắng , héo ngọn hoặc gãy ngọn

  • Cây mía có nhiều lỗ sâu đục tròn nằm rải rác hoặc liên kết , bên ngoài có phân sâu màu vàng đùn ra

  • Thân có nhiều đường sâu đục ngang , dọc thân có màu đỏ

2.2 Triệu chứng gây hại:

+ Sâu non sâu khi nở bắt đầu ăn biểu bì lá, tạo ra các vết lốm đốm trắng trên lá, ngọn.

+ Chẻ cây mía bị hại thấy có nhiều đường đục ngang thân cây, tập trung nhiều ở gần đai sinh trưởng, lỗ đục ngoài thân cây mía có hình tròn, nằm rải rác hoặc liênkết với nhau.

2.3  Đặc điểm sinh học, sinh thái:

+ Trứng thường được đẻ trên phiến lá, kể cả mặt trên và mặt dưới, hay đẻ ởcác thân mầm

+ Sâu non có đầu màu vàng nhạt, mảnh lưng ngực trước màu trắng, viền nâu đen, các chấm trên cơ thể nhỏ, màu tím đen, lộ rõ. Chẻ cây bị sâu thường chỉ thấy từ 1-2 sâu non/cây. Mỗi năm phát sinh 6 đợt.

+ Vòng đời sâu: Trứng 6-7 ngày, sâu non 35-40 ngày, nhộng 10-11 ngày, trưởng thành 1-2 ngày. Ngài cái đẻ từ 8- 11 ổ trứng, tổng số khoảng 250-300 trứng.

+ Sâu non cũng hại mía mầm nhưng hại mía cây là chính. Sâu chui vào nách lá rồi đục vào thân tạo thành hang ngách, ảnh hưởng đến sự vận chuyển nhựa và làm mía dễ gãy ngang thân khi có gió. Đường đục cũng tạo cho nấm bệnh thối đỏ xâm nhập. Sâu 4 vạch đầu vàng phá hoại mạnh vào mùa mưa cao điểm tháng 7-8 trong năm.

 3.  Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu – hay sâu đục mầm (Chilo infuscatellus)\


Trứng Sâu non


Nhộng Trưởng thành

3.1 Dấu hiệu nhận biết

  • Mầm bị héo nõn

  • Chẻ đôi mầm thấy có sâu non ngay đỉnh sinh trưởng

3.2 Triệu chứng gây hại:

Sâu non chủ yếu gây hại ở giai đoạn mía mọc mầm, tái sinh và đẻ nhánh trong điều kiện nắng hạn. Sâu mới nở ra thường phân tán dọc theo hàng mía từ 3 - 4m và sau đó tìm phần trên của gốc mầm để xâm nhập vào cây mía ănđứt phần lõi, tạo ra hiện tượng ngọn héo, cây mía bị hại rất dễ dàng rút ngọn ra.

3.3 Đặc điểm sinh học, sinh thái:

+ Trứng hình bầu dục, mới đẻ có màu trong suốt, nhưng sau vài giờ sẽ chuyển sang màu trắng kem, trứng đẻ thành ổ có từ 2-4 hàng xếp dạng vảy cá.

+ Sâu non có mình màu vàng nhạt, trên lưng có 5 vệt màu nâu vàng hoặc tím nhạt. Đầu màu nâu đỏ. Kích thước tối đa dài 25 mm.

+ Nhộng có màu nâu vàng, trung bình dài từ 12-15 mm, mép trước phía lưng các đốt bụng thứ 5-7 có đường vân nổi lên rõ. Ngài cái có kích thước lớn hơn ngài đực, thân ngài dài từ 10-15 mm, miệng có râu môi rất phát triển, dài tới 3mm ở con đực hoặc 3,5 mm ở con cái. Ngài có mặt hơi tròn, trán hơi nhô về phía trước. Cánh trước dài từ 10,0-10,3 mm. Cánh có màu vàng hoặc xám tối, giữa cánh có 2 chấm

đen nhỏ, dưới chấm đen có viền màu trắng, mép ngoài có 7 chấm đen.

+ Sau khi vũ hóa khoảng 24 giờ, ngài trưởng thành tiến hành ghép đôi giao phối, hiện tượng này thường diễn ra vào ban đêm, trong quãng thời gian từ 20-24 giờ.

4. Biện pháp canh tác quản lý nhóm sâu đục thân hại mía

-Vệ sinh đồng ruộng:phát quang bờ lô, băm vùi lá mía để diệt các mầm mống sâu bệnh trong tàn dư mía của vụ trước, đồng thời làm mất nơi trú ngụ và nguồn thức ăn của sâu bệnh. Những ruộng mía bị sậu bệnh nặng thì cho đốt lá để tiêu diệt nguồn sâu bệnh hại trước khi tổ chức trồng lại.

-Chọn các giống mía tốt, sạch bệnh, chống chịu sâu bệnh: Giống tốt sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao. Còn giống chống chịu sâu bệnh tốt sẽ giúp giảm sử dụng thuốc hóa học, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được thiên địch, giữ được cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp trong ruộng mía.

- Chọn ruộng, chọn hom tốt: Ruộng giống không bị sâu bệnh, 6-8 tháng tuổi, thuần giống và khả năng nảy mầm tốt, mỗi cây có từ 3-4 hom 3 mắt mầm tốt. Chọn cây khỏe, đường kính thân trung bình, loại bỏ các cây quá nhỏ hoặc quá to và cây lẫn giống. Khi ra hom loại bỏ mắt quá già hoặc quá non, loại bỏ các hom bị sâu đục. Nên chủ động ruộng sản xuất giống để phục vụ cho kế hoạch trồng mới. Ruộng làm giống nên tưới, chăm sóc kỹ, bón đủ dinh dưỡng để có hom giống tốt.

- Xử lý hom trước khi trồng: Nếu nhập giống từ nước ngoài hoặc từ vùng khác về trồng đại trà hoặc khảo nghiệm giống, tốt nhất nên tiến hành xử lý hom trước khi trồng bằng nước nóng 52oC trong thời gian từ 30 phút (tùy đối tượng sâu bệnh) để loại trừ các mầm mống sâu, bệnh lạ ẩn chứa trong hom giống.

- Cày sâu, bừa kỹ để làm lộ thiên các loài sâu hại trong đất như sùng trắng, xén tóc, mối, kiến,… cho chim ăn hoặc bị khô chết.

-Trong giai đoạn trồng mía : Thường xuyên thăm đồng, phát hiện và cắt bỏ những cây bị sâu hại đã khô ngọn không có khả năng cho thu hoạch 2 lần/tháng.

-Luân canh cải tạo đất (trồng cây khác như cây họ đậu từ 6 tháng đến 1 năm) khi kết thúc một chu kỳ mía.


Bài viết tham khảo từ nguồn : Sổ tay hướng dẫn phòng trừ sâu , bệnh hại mía ( Cao Anh Đương)


Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline: 0888.96.8585 để được giải đáp.

TENABIO - Công nghệ cao cho Nông nghiệp hữu cơ.







Comments


KIỂM CHỨNG HIỆU QUẢ PGP

TENABIO LLC

Số 1, Ngách 48/2 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội, VN

Tầng 3, Nhà B - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

+84(0)888968585         info@tenabio.vn

©2020 by tenabio.vn. Proudly created with BIVC

bottom of page