top of page

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU SAU THU HOẠCH

  • thanhnganguyenki26
  • 16 thg 7, 2024
  • 7 phút đọc

Đã cập nhật: 24 thg 7, 2024

Hồ tiêu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nên được trồng nhiều và diện tích mở rộng nhanh chóng trên cả nước. Tuy nhiên, do người dân mở rộng diện tích ồ ạt dẫn tới cung vượt cầu nên có thời điểm giá thu mua “lao dốc”. Bên cạnh đó, việc mở rộng diện tích nhưng ít chú ý đến chọn giống tốt và lạm dụng phân bón hóa học nên nhiều diện tích bị nhiễm bệnh, năng suất không ổn định. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, bà con nông dân cần tuân thủ kỹ thuật chăm sóc cây hồ tiêu, đặc biệt là giai đoạn sau thu hoạch.

(Ảnh 1 : Sưu tầm )

Hồ tiêu sau khi thu hoạch sẽ gặp vấn đề gì?

Hồ tiêu được thu hoạch vào thời gian khác nhau ở các vùng khác nhau. Chẳng hạn như tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ sẽ thu hoạch vào tháng 2 và tháng 3. Ở Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Trung Bộ sẽ thu hoạch vào khoảng tháng 4 và tháng 5 hàng năm.


Hình 2 :Tình trạng thường gặp ở cây hồ tiêu sau thu hoạch (ảnh : sưu tầm)


Cây hồ tiêu sau thu hoạch thường kiệt sức do đã trải qua thời gian dài mang trái. Thêm vào đó, đây là giai đoạn cao điểm của mùa khô nên đất đai cằn cỗi, cây rất yếu. Ở giai đoạn này, bà con cần ưu tiên chăm sóc cây một cách cẩn thận để cây có đủ sức chống chọi với bệnh tật và chuẩn bị tốt cho 1 mùa ra hoa và đậu quả tiếp theo.

Tuy nhiên, không phải hộ trồng tiêu nào cũng chú ý chăm sóc cho cây giai đoạn này nên ở nhiều vườn tiêu đã xảy ra tình trạng cây yếu, dịch bệnh dễ bùng phát dẫn đến cây chết hàng loạt.


Kỹ thuật bón phân – giải pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây tiêu

Để cây hồ tiêu có đủ sức để kháng bệnh là bón phân cho cây. Bà con lưu ý chọn phân phù hợp và bón đủ lượng để cây có thể hấp thu dưỡng chất tối đa, tránh tình trạng cây bị thiếu chất hoặc bị lãng phí phân bón.

Phân bón hữu cơ và phân bón lá.

Bao gồm phân bón hữu cơ sau khi xử lý từ (phân chuồng, phân rác, phân xanh), phân bón hữu cơ Tenabio RB, phân bón lá sinh học Tenabio RU, phân bón lá Plantagreenpower (PGP),…Có thể xử lý phân chuồng, phân rác, phân xanh thành phân hữu cơ để bón ngay tại ruộng bằng chế phẩm vi sinh Trichoderma Forte và chế phẩm vi sinh Tenabio 5D.

Cách làm: Dùng 2 gói chế phẩm vi sinh 5D pha với lượng nước vừa đủ tưới đều đủ ẩm lên 1 khối phân chuồng (hoặc phân rác, phân xanh), và đậy kín lại. Sau 3-5 ngày, mở ra kiểm tra, đảo đều , tưới bổ sung độ ẩm nếu cần và đậy kín lại. 10 -15 ngày tiếp theo mở ra kiểm tra , rắc hoặc hòa 1kg trichoderma Forte với 1500 lít nước tưới đều lên khối ủ. sau 5 ngày có thể dùng làm phân hữu cơ hoặc bón trực tiếp cho cây.


Lượng phân và chu kì bón:

- Năm thứ 1:

+Phân đã xử lý ( phân chuồng, phân rác, phân xanh): 7 – 10 (kg/trụ/năm)

+ Phân bón sinh học Tenabio RU: Tưới 1 năm 2 lần: đầu mùa mưa và đầu mùa khô.

+ Phân hữu cơ Tenabio RB và phân bón lá PGP: 1 năm phun 4-5 lần

- Năm thứ 2, 3:

+ Phân đã xử lý (phân rác/ phân chuồng/ phân xanh): 10 – 15 (kg/trụ/năm)

+ Phân bón sinh học Tenabio RU: Tưới 1 năm 2 lần đầu mùa mưa và đầu mùa khô.

+ Phân hữu cơ Tenabio RB và phân bón lá PGP: 1 năm phun 4-5 lần . Sau khi thu hoạch, trước khi phân hóa mầm hoa, kéo dài gié, nuôi trái và tích lũy chất khô.

- Năm thứ 4 trở đi:

+ Phân đã xử lý (phân rác/ phân chuồng/ phân xanh) : 15 – 20 (kg/trụ/năm)

+ Phân bón sinh học Tenabio RU: Tưới 1 năm 2 lần đầu mùa mưa và đầu mùa khô.

+ Phân hữu cơ Tenabio RB và phân bón lá PGP: 1 năm phun 4-5 lần . Sau khi thu hoạch, trước khi phân hóa mầm hoa, kéo dài gié, nuôi trái và tích lũy chất khô.


Kỹ thuật bón

- Đào rãnh theo mép tán, sâu 10 – 15cm, bón phân và lấp đất đối với phân hữu cơ đã qua xử lý. Trong quá trình đào rãnh tránh làm tổn thương bộ rễ tiêu và bón kết hợp tủ gốc.

- Đối với phân bón sinh học Tenabio RU : Pha 1 lít với 5000-10000 lít nước tưới gốc. hoặc 1 lít pha với 2000 lít nước phun lá.

- Đối với phân hữu cơ Tenabio RB : Pha 1 lít với 400 lít nước phun lá hoặc pha với 200 lít nước tưới gốc.

- Đối với phân bón lá PGP: Pha 1 kg với 250 lít nước. Phun lá.

Lưu ý: Phân bón lá PGP, phân bón lá sinh học RU, phân bón hữu cơ RB có thể pha chung với nhau theo đúng tỷ lệ.

Hình 3 : Vườn tiêu ở xã Hneng , Đăk Đoa , Gia Lai đang tiến hành phun phân bón lá PGP phục hồi vườn tiêu sau thu hoạch .

Tác dụng

- Tăng năng suất cây trồng và giúp tăng tuổi thọ vườn cây.

- Cung cấp dinh dưỡng cho hồ tiêu (đa, trung và vi lượng).

- Cải thiện hệ vi sinh vật có lợi và kìm hãm các mầm bệnh.

- Giữ ẩm cho đất, hạn chế xói mòn và trôi dưỡng chất phân bón.

- Gia tăng hiệu quả cho phân hóa học.

- Kích thích sự phát triển của hệ rễ và phục hồi tái tạo sức sống cho hồ tiêu trong mùa vụ mới.

- Hỗ trợ sự phát triển lâu dài cho cây và tái tạo đất.

- Tăng sức chống chịu của cây với điều kiện thời tiết bất thuận.

- Ngoài ra phân bón lá PGP còn giúp cây giảm rụng sinh lý, RB điều hòa sinh trưởng cho cây.

Phân bón vô cơ

Theo nhu cầu dinh dưỡng của cây tiêu, bà con chọn phân đa – trung – vi lượng để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.

- Phân đa lượng: Phần lớn là các loại phân có lượng lớn dưỡng chất: đạm, lân (P2O5) và kali (K2O),…

Theo cách sử dụng: Để bổ sung dưỡng chất nhanh chóng, kịp thời và trước mắt cho cây.

- Phân bón gốc: Các loại phân dùng để bón trực tiếp vào đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây qua rễ.

Lượng phân bón

- Năm thứ 1:

+ N: 90 – 100 (kg nguyên chất/ha/năm)

+ P2O5: 50 – 60 (kg nguyên chất/ha/năm)

+ K2O: 70 – 90 (kg nguyên chất/ha/năm)

- Năm thứ 2, 3:

+ N: 150 – 200 (kg nguyên chất/ha/năm)

+ P2O5: 80 – 100 (kg nguyên chất/ha/năm)

+ K2O: 100 – 150 (kg nguyên chất/ha/năm)

- Năm thứ 4 trở đi:

+ N: 250 – 350 (kg nguyên chất/ha/năm)

+ P2O5: 150 – 200 (kg nguyên chất/ha/năm)

+ K2O: 150 – 250 (kg nguyên chất/ha/năm)

Chu kỳ bón

Ưu tiên chọn loại phân vô cơ kết hợp được với phân bón hữu cơ để bón cho vườn tiêu như phân đơn hoặc phân tổng hợp NPK.

- Lần 1: 1/4 đạm + 1/4 kali và tất cả lượng phân bón hữu cơ.

- Lần 2: 1/4 đạm + 1/4 kali được bón vào đầu mùa mưa.

- Lần 3: 1/4 đạm + 1/4 kali được bón vào giữa mùa mưa.

- Lần 4: Lượng phân còn lại sẽ bón vào cuối mùa mưa.

Lưu ý: Bón phân lân bón trước khi kết thúc thu hoạch khoảng 10 ngày.

Kỹ thuật bón

- Bón phân khi đất đủ ẩm, cào lá và rải lên mặt đất theo mép tán.

- Lấp phân vào đất và tránh ảnh hưởng tới phần rễ.

- Dùng rơm rạ hoặc cỏ khô che lại.

Tác dụng

- Thúc đẩy sinh trưởng, phát triển

- Tăng năng suất và sản lượng cây trồng.

- Bổ sung dinh dưỡng nhanh chóng và hiệu quả kịp thời.

Bón vôi

- Chu kỳ bón: 1 lần/ năm tùy vào điều kiện đất đai và cây trồng.

- Lượng vôi: 500 – 1.000kg/ ha

- Kỹ thuật bón: Bà con rải đều trên mặt đất và xung quanh tán tiêu hoặc ủ chung với phân chuồng rồi đem bón.

- Tác dụng: Giúp cải thiện độ chua và cung cấp Canxi cho tiêu.


7 biện pháp kỹ thuật chăm sóc hồ tiêu sau thu hoạch


Hình 4 : Vệ sinh vườn hồ tiêu sau thu hoạch ( ảnh: sưu tầm )


Thông thường, sau mỗi vụ thu hoạch, cây hồ tiêu cần được ngủ nghỉ và bổ sung dưỡng chất để cây chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa và đậu quả tiếp theo

Sau đây là 7 biện pháp kỹ thuật chăm sóc hồ tiêu sau thu hoạch mà bà con cần thực hiện:

- Từ 7 đến 10 ngày sau thu hoạch, bà con cần vệ sinh vườn cây cho thật sạch sẽ để tránh mầm bệnh lây lan từ mùa vụ trước đó.

- Sau đó bà cần cắt tỉa cành và tạo tán cây bằng cách tỉa bỏ bớt những cành yếu ớt, những cành cây sâu bệnh.

- Tiếp đến, bà con cần bón bổ sung dinh dưỡng cho cây, tùy vào hàm lượng dưỡng chất cần thiết.

- Giai đoạn này bà con cũng cần kiểm tra mầm bệnh cho cây như các loại sâu bệnh, rệp sáp hại rễ,… để có cách xử lý phù hợp.

- Kết hợp tưới nước và bón phân cho cây: bón lá hoặc bón gốc với lượng phù hợp.

- Để vườn hồ tiêu thông thoáng, không bị ngập úng, bà con cần tạo rãnh nước cho vườn hồ tiêu.

- Bà con lưu ý hãm nước cho cây hồ tiêu từ 1-2 tháng tùy tình trạng cây, để cây phân hóa mầm hoa tốt hơn.


Trên đây là kỹ thuật chăm sóc cây hồ tiêu sau thu hoạch, giúp cây phục hồi nhanh chóng và chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo.Công ty Tenabio Việt Đức chúc bà con một vụ mùa bội thu !


Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline: 0888.96.8585 (VP Hà Nội) - 0862858185 (VP. Tây Nguyên) để được tư vấn và giải đáp.

TENABIO - Công nghệ cao cho Nông nghiệp hữu cơ.

Comments


KIỂM CHỨNG HIỆU QUẢ PGP

TENABIO LLC

Số 1, Ngách 48/2 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội, VN

Tầng 3, Nhà B - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội

+84(0)888968585         info@tenabio.vn

©2020 by tenabio.vn. Proudly created with BIVC

bottom of page